Điểm khác biệt giữa RFID và NFC - Ứng dụng của RFID và NFC trong từng trường hợp

Nhận dạng tần số vô tuyến, hay RFID, là một công nghệ sử dụng sóng vô tuyến để chuyển tiếp thông tin nhận dạng từ thẻ điện tử được đặt trên một đối tượng tới một đầu đọc điện tử. Còn trong khí đó, NFC, hay công nghệ kết nối không dây tầm ngắn, là công nghệ cho phép các thiết bị hỗ trợ ở gần nhau chia sẻ dữ liệu không dây.

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điểm khác biệt giữa RFID và NFC cũng như úng dụng thích hợp nhất của từng loại trong từng trường hợp.

Điểm khác biệt giữa RFID và NFC

 

Khoảng cách đọc

Trong khi công nghệ RFID có thể được sử dụng trong khoảng cách xa, công nghệ NFC bị giới hạn ở khoảng cách nhỏ. Thẻ RFID thường có thể được quét ở khoảng cách lên đến 100 mét và không yêu cầu đường ngắm trực tiếp đến đầu đọc. NFC thường yêu cầu một đường ngắm trực tiếp tới đầu đọc và cũng yêu cầu các thiết bị kết nối chỉ cách nhau vài cm.

Một chiều và hai chiều

  • RFID hỗ trợ kết nối không dây một chiều thường là thẻ RFID gửi dữ liệu đến đầu đọc RFID. Mặc dù chỉ có khả năng kết nối một chiều nhưng thiết bị RFID có thể ở trạng thái chủ động hoặc bị động. Các thiết bị RFID chủ động có nguồn điện riêng, trong khi các thiết bị thụ động không có nguồn điện riêng và được cung cấp bởi một đầu đọc.
  • NFC có khả năng kết nối cả một chiều và hai chiều, có nghĩa là nó có thể hoạt động như một đầu đọc và một thẻ. Điều này cho phép NFC được sử dụng cho các tương tác phức tạp hơn như chia sẻ dữ liệu ngang hàng (P2P) cũng như mô phỏng thẻ.

Kết nối một chiều: kết nối một chiều yêu cầu thiết bị NFC chủ động và thiết bị NFC thụ động. Ví dụ cho kết nối một chiều là sự tương tác giữa điện thoại thông minh hỗ trợ NFC đang được sử dụng để thanh toán và đầu đọc thẻ.

Kết nối hai chiều: kết nối hai chiều yêu cầu hai thiết bị NFC đang hoạt động. Ví dụ như khi kết nối xảy ra giữa hai điện thoại thông minh hỗ trợ NFC trong quá trình truyền tệp.

Dung lượng đọc dữ liệu trong thời gian ngắn


Thẻ RFID có thể được quét nhanh chóng theo lô, tức công nghệ này rất phù hợp cho các nhiệm vụ như quản lý hàng tồn kho. Ngược lại, thẻ NFC chỉ có thể quét duy nhất tại một thời điểm, khiến cho NFC phù hợp cho các giao dịch thanh toán không tiếp xúc.

Tấn số

RFID có thể hoạt động ở 3 dải tần số khác nhau, cho phép công nghệ được điều chỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau:

Tần số thấp (LF): 125-134 kHz, với phạm vi lên đến 10 cm

Tần số cao (HF): 13,56 MHz, với phạm vi lên đến 30 cm

Tần số cực cao (UHF): 856 MHz đến 960 MHz, với phạm vi lên đến 100 m

NFC với tư cách là một tập hợp con của RFID tất nhiên sẽ được mài giũa hơn, sẽ hoạt động trong phạm vi Tần số cao (HF) của phổ tần số RFID.

Ứng dụng

Công nghệ RFID thường được sử dụng để nhận dạng. Những công việc có thể bao gồm:

• Theo dõi tài sản

• Theo dõi người tham dự

• Quản lý hàng tồn kho

 

Công nghệ NFC thường được sử dụng để giao tiếp, kết nối. Những ví dụ bao gồm:

• Thanh toán không tiếp xúc

• Chia sẻ thông tin / dữ liệu

• Check in tại cửa hàng

• Trải nghiệm sản phẩm sau khi bán (chẳng hạn như quét mã QR trên áp phích để biết thêm thông tin sản phẩm)

 

Kết luận

Với công nghệ RFID và NFC tiếp tục được mở rộng và được các doanh nghiệp lớn nhỏ tin dùng thì hiểu được hết tiềm năng của công nghệ này là vô cùng cần thiết. Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp và ứng dụng của RFID và NFC trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam hãy vui lòng liên hệ với Cosota VN để biết thêm thông tin chi tiết.

 

Anh Tâm - SĐT: 0902840344

Email: sale01@cosotavn.com


Tin tức liên quan

IBeacon là gì ? - Ứng dụng của iBeacon

228 Lượt xem

Bạn có băn khoăn tại sao có các cửa hàng có thể tự động gửi mã khuyến mãi hoặc giảm giá với đúng mặt hàng mà bạn đang nhìn trong cửa hàng không? Hay công nghệ iBeacon của Bluetooth hoạt động ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công nghệ iBeacon của Bluetooth được các cửa hàng áp dụng ra sao nhé.
Ứng dụng của thẻ RFID vào nhiều lĩnh vực khác nhau
Ứng dụng của thẻ RFID vào nhiều lĩnh vực khác nhau

252 Lượt xem

Thẻ RFID từ lâu đã là hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát các mặt hàng khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về Ứng dụng của thẻ RFID
Thẻ RFID vã mã vạch (Barcode) có những ưu nhược điểm gì?
Thẻ RFID vã mã vạch (Barcode) có những ưu nhược điểm gì?

252 Lượt xem

Thẻ RFID và mã vạch (Barcode) đều có những ưu nhược điểm khi sử dụng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhưng ưu điểm nhược điểm của cả hai nhé.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng