Kinh nghiệm chọn mua đầu đọc RFID UHF – Hướng dẫn chọn mua đầu đọc RFID UHF

Việc chọn lựa để mua đầu đọc RFID UHF đúng với như cầu của bạn là ưu tiên hàng đầu khi áp dụng công nghệ RFID vào lĩnh vực muốn áp dụng; bởi đầu đọc RFID không chỉ là bộ não của hệ thống RFID, mà mỗi đầu đọc còn có các tính năng độc đáo riêng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi triển khai hệ thống RFID.

Để giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm và thời gian để chọn mua đầu đọc RFID UHF, chúng tôi đã tổng hợp danh sách 3 yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn mua đầu đọc RFID UHF:

1. Khu vực hoạt động

Mỗi quốc gia có quy định quản lý riêng việc truyền RFID UHF và khi triển khai hệ thống RFID thì nhất định phải chọn một đầu đọc RFID hoạt động trong giới hạn quy định của quốc gia đó. Ví dụ, nếu một đầu đọc được thiết lập để truyền trong băng thông 902-928 MHz ở một quốc gia đã tiêu chuẩn hóa băng thông 865-868 MHz cho việc sử dụng RFID, thì thiết bị đó sẽ vi phạm các quy định về tần số địa phương.

2. Cổng ăng ten

Số lượng vùng đọc / điểm đọc cần thiết sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng mở rộng vùng đọc và / hoặc thêm nhiều điểm đọc hơn tùy thuộc vào số lượng ăng-ten RFID được triển khai. Số lượng ăng-ten có thể được triển khai liên quan trực tiếp đến số lượng ăng-ten mà một đầu đọc có thể hỗ trợ; do đó, số lượng cổng ăng-ten có sẵn trên đầu đọc cần được xem xét trong quá trình chọn mua đầu đọc RFID UHF . Đầu đọc thường có các tùy chọn 2 cổng, 4 cổng hoặc 8 cổng, nhưng một số đầu đọc có khả năng sử dụng bộ ghép kênh để mở rộng và hỗ trợ tối đa 32 ăng ten RFID.

 

decorative

Đầu đọc 2 cổng

decorative

Đầu đọc 4 cổng

decorative

Đầu đọc 8 cổng

3. Phương thức kết nối

Nếu nhu cầu sử dụng của bạn không yêu cầu đầu đọc phải được kết nối qua mạng thì nó có thể được kết nối trực tiếp với máy tính chủ thông qua:

• Cáp RS-232

• Cáp Ethernet

• Cáp USB

(Lưu ý, kết nối qua cổng USB là một tính năng chỉ có đối với đầu đọc RFID USB).

Trong quá trình chọn mua đầu đọc RFID UHF, nếu ta có nhu cầu cần đầu đọc RFID phải kết nối mạng thì ta có thể sử dụng Ethernet hoặc Wi-Fi. Sử dụng hai phương thức này sẽ cho phép hệ thống RFID liên kết qua mạng và thông tin thu thập được có thể được truy cập bởi nhiều hệ thống khác tùy theo thiết kế hệ thống và phần mềm của bạn. Sử dụng hệ thống RFID qua mạng cũng có thể giúp bạn giảm tổng thể chi phí cho cả hệ thống nếu bạn thiết lập nhiều đầu đọc vì không cần phải có một máy tính chủ cho mỗi đầu đọc.

 

Thông qua bài viết hướng dẫn chọn mua đầu đọc RFID UHF trên thì ta cũng phần nào hiểu hơn về thẻ RFID và kinh nghiệm chọn mua đầu đọc RFID UHF gồm những gì. Để biết thêm về thẻ RFID UHF nói riêng và công nghệ RFID nói chung, hãy liên hệ với Cosota Vietnam để biết thêm thông tin chi tiết.

 

Anh Tâm - SĐT: 0902840344

Email: sale01@cosotavn.com

 


Tin tức liên quan

Sự khác biệt giữa anten RFID phân cực tuyến tính(Linear Polarization) và phân cực tròn (Circular Polarization)
Sự khác biệt giữa anten RFID phân cực tuyến tính(Linear Polarization) và phân cực tròn (Circular Polarization)

192 Lượt xem

Bạn có gặp khó khăn trong việc xác định mua anten RFID nào phù hợp cho doanh nghiệp hoặc nhu cầu sử dụng, ứng dụng của bạn?

Sự lựa chọn giữa anten phân cực tròn và anten phân cực tuyến tính có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về mặt hiệu suất trong hệ thống RFID, và chúng tôi sẽ giúp bạn nắm những kiến thức cần thiết để chọn lựa loại anten phù hợp với bạn nhất.

Thẻ RFID quản lý hàng tồn kho: Cách ứng dụng và kiểm soát hàng tồn kho cho doanh nghiệp bằng thẻ RFID
Thẻ RFID quản lý hàng tồn kho: Cách ứng dụng và kiểm soát hàng tồn kho cho doanh nghiệp bằng thẻ RFID

211 Lượt xem

Bạn không cần phải loay hoay tìm hàng hay mất cả ngày trời để kiểm kho khi đã có thẻ RFID. Thẻ RFID quản lý hàng tồn kho đã được áp dụng từ trước cả thế kỉ 21 nhằm tối ưu thời gian làm việc của nhân viên cho những việc hữu ích hơn thay vì phải loay hoay tìm kiếm hàng trong kho. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách mà thẻ RFID có thể áp dụng vào để quản lý hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

Công nghệ RFID và ứng dụng của RFID trong ngành hậu cần (Logistics) và chuỗi cung ứng
Công nghệ RFID và ứng dụng của RFID trong ngành hậu cần (Logistics) và chuỗi cung ứng

209 Lượt xem

RFID (công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyển) là một hình thức truyền tin không dây kết hợp việc kết nối 2 đầu điện từ hoặc tĩnh điện trong phần tần số vô tuyến của phổ điện từ để xác định duy nhất một vật thể, động vật hoặc con người. Nhờ nguyên lý như vậy, thẻ chip RFID có thể được sử dụng trong ngành hậu cần (Logistics) và chuỗi cung ứng, hoặc thậm chí thay đổi tương lai của cả hai.

So sánh giữa đầu đọc RFID tích hợp và RFID không tích hợp - Nên dùng đầu đọc RFID loại nào?
So sánh giữa đầu đọc RFID tích hợp và RFID không tích hợp - Nên dùng đầu đọc RFID loại nào?

148 Lượt xem

Việc chọn lựa để mua đầu đọc RFID UHF đúng với như cầu của bạn là ưu tiên hàng đầu khi áp dụng công nghệ RFID vào lĩnh vực muốn áp dụng; bởi đầu đọc RFID không chỉ là bộ não của hệ thống RFID, mà mỗi đầu đọc còn có các tính năng độc đáo riêng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi triển khai hệ thống RFID.

Để hiểu rõ hơn về thế mạnh của các loại đầu đọc RFID thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sơ qua đầu đọc RFID tích hợp và đầu đọc RFID không tích hợp lẫn trường hợp nên sử dụng của cả hai.

Ứng dụng của công nghệ RFID trong ngành đóng gói và vận chuyển
Ứng dụng của công nghệ RFID trong ngành đóng gói và vận chuyển

165 Lượt xem

RFID (công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyển) là một hình thức truyền tin không dây kết hợp việc kết nối 2 đầu điện từ hoặc tĩnh điện trong phần tần số vô tuyến của phổ điện từ để xác định duy nhất một vật thể, động vật hoặc con người. Nhờ nguyên lý như vậy, công nghệ RFID có thể được sử dụng để ngăn ngừa tổn thất cho các cửa hàng.

Công nghệ RFID và ứng dụng theo dõi phương tiện di chuyển cho doanh nghiệp
Công nghệ RFID và ứng dụng theo dõi phương tiện di chuyển cho doanh nghiệp

145 Lượt xem

RFID (công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyển) là một hình thức truyền tin không dây kết hợp việc kết nối 2 đầu điện từ hoặc tĩnh điện trong phần tần số vô tuyến của phổ điện từ để xác định duy nhất một vật thể, động vật hoặc con người. Nhờ nguyên lý như vậy, thẻ chip RFID có thể được sử dụng để theo dõi phương tiện di chuyển.

Những ứng dụng hàng đầu của công nghệ RFID trong sản xuất
Những ứng dụng hàng đầu của công nghệ RFID trong sản xuất

151 Lượt xem

Các nhà sản xuất luôn tìm kiếm những cách thức sáng tạo để tối ưu hóa kế hoạch hoạt động và giảm chi phí, và với công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), ta tối ưu hóa chuỗi cung ứng của bạn bằng cách cải thiện dòng nguyên liệu và theo sát các thiệt hại. Các thẻ RFID bị động gần đây nhất đóng vai trò là màn hình thông minh cung cấp thông tin chi tiết theo dõi chính xác trong toàn bộ chuỗi cung ứng

Phần mềm RFID, firmware và middle ware khác nhau ra sao?

162 Lượt xem

Một trong những thành phần chính của hầu hết các hệ thống RFID bao gồm: firmware, middleware và application software. Mặc dù tất cả các thành phần này đều là phần mềm kỹ thuật nhưng các chức năng riêng lẻ của tạo nên sự khác biệt rất rõ ràng trong bối cảnh công nghệ RFID.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng